Kỷ niệm - Nguyễn Duy Đảo




Chào các Bác và các bạn. Tối nay tôi lại "Lọ mọ" ngồi gõ để kể cho các Bác và các bạn nghe kỷ niệm của tôi về một thằng bạn Trỗi. Hy vọng nó đến kịp sáng mai, để ở đâu đó khi nhâm nhi ly cà phê giữa cái se lạnh của tiết trời phương Bắc bên Laptop, hoặc phì phèo điếu thuốc bên máy tính tại nhà trong ngày nghỉ cuối tuần, các Bác và các bạn sẽ đọc. Tôi cố mong nó sẽ đem lại cho các Bác và các bạn một điều gì đó vui vui, nhớ nhớ, có chút gì đó đau đau của nhân tình thế thái .... Tuỳ các Bác và các bạn cảm nhận.

Ngày nào tôi cũng đọc hết tất cả các bài cũng như lời góp trên Diễn đàn của chúng ta. Trước khi tham gia làm thành viên của Blog, tôi có hứa với Anh HT là sẽ không viết bài gì có nội dung ảnh hưởng tới diễn đàn chung - không vi phạm văn hoá Việt, không ảnh hưởng tới chính trị ... nói chung tôi hứa nhiều. Các bác có biết anh HT Mail trả lời tôi như thế nào không? Chỉ có mấy chữ: "Chỉ cần cậu là học sinh trường Trỗi" Là đủ. Thật cảm động, chẳng phải ngẫu nhiên mà ông trùm Maketing của thế giới đã nói "Thương hiệu quyết định tất cả". Thật tự hào chúng ta đã có khoảng thời gian quá đẹp của tuổi thơ được sống bên nhau, hãy trân trọng và giữ gìn nó các Bác và các bạn nhé.

Hôm nay tôi gửi tới các Bác và các bạn phần đầu của câu chuyện. Chuyện này tôi viết cũng lâu rồi nhưng nay thấy nó gần tết cũng có vẻ hợp, nên tôi có sửa đôi chút cho nó "cập nhật" và gửi đi. Tôi bắt đầu nhé:

Chưa năm nào lạnh như năm nay, chỉ còn ít ngày nữa là tết, mấy anh em trong cơ quan ai cũng chắc mẩm năm nay sẽ được đón một cái tết miền Bắc ngay giữa Sài Gòn. Mấy mươi năm rời Miền Bắc, những tháng năm chiến tranh, những ngày tháng sau hoà bình ngược xuôi bươn trải ở mảnh đất phương Nam không còn có lúc nào để cho tôi kịp nhớ về cái tết nơi chôn rau cắt rốn của ông bà cha mẹ mình nữa.


Chiều nay trên đường từ cơ quan trở về nhà tự nhiên tôi thấy buồn, một nỗi buồn mơ hồ chẳng rõ ngọn ngành. Tiết trời lạnh lẽo cộng với lòng người ủ ê vì năm nay tiền thưởng tết cơ quan chia cho chẳng được bao nhiêu, chán đời tôi như người mộng du mặc cho dòng người trên đường cuốn đi.


Đang mơ màng tôi bỗng giật mình bởi hình như có ai đó đang gọi:

- Anh gì ơ ơ ơ ……… ơi!


Đúng! rõ ràng có tiếng phụ nữ gọi mình.


Vốn lớn tuổi cộng với mắt mũi kèm nhèm từ bé, hậu quả của những năm tháng sơ tán trong chiến tranh khi không quân Mỹ đánh phá miền Bắc. Lúc đó tôi đang học lớp ba, bố thì đi chiến trường, thời đó gọi là đi B. Trước khi vào chiến trường Bố tôi là phó tư lệnh một quân khu trọng yếu vùng duyên hải phía Bắc, mẹ thì bận bịu với hàng đống lo toan. Tôi như người tự do, ngoài một buổi đi học thời gian còn lại tôi mặc sức theo bọn trẻ trong xóm mò tôm, bắt cá, ngụp lặn ở con sông ven làng lúc nào cũng ngầu đỏ phù sa nên bị đau mắt hột.


Cho tới khi tôi học lớp năm, lần đầu tiên trong đời tôi phải xa nhà lâu đến thế, suốt bốn năm xa nhà, học ở trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, cho dù được chạy chữa chu đáo, nhưng mắt tôi chỉ cải thiện được phần nào. Sau này trở thành người lính tham gia chiến tranh, rồi những năm tháng học đại học, những năm học ở nước ngoài, ánh sáng của đèn Neon càng làm cho thị lực mắt thêm suy giảm, cho nên tôi cũng chẳng nhìn rõ người phụ nữ gọi mình vừa rồi là ai.


Vốn chạy xe chậm như rùa bò, tôi thường bị anh em trong cơ quan chửi vì phải chờ trong những lần hiếm hoi, tập toẹ theo anh em đi uống bia ôm. Đến độ thằng tổ phó ở cơ quan, nó rất quí tôi, thế mà có lần nó buộc phải chân thành góp ý “thốc” vào mặt như thế này: “Nói ông đừng buồn, thấy ông hiền lành, hay giúp đỡ anh em,lại chẳng bao giờ biết hại ai trong cơ quan, cứ một mình lủi thủi thân cò, sợ ông buồn nên thỉnh thoảng đi chơi anh em bảo nhau lôi ông đi luôn. Thứ nhất là để ông tiếp cận tham khảo tí thực tế cho nó sáng cái đầu của ông ra, thứ nữa là cũng muốn ông vui lây với cái vui của thiên hạ thời mở cửa, xem nó méo mó, tròn, vuông như thế nào, chứ chả phải anh em tuị tôi tiếc gì ông hớp bia. Ông cũng nên hiểu rằng, đi uống bia kiểu này nó khác chứ không như uống kiểu “Classic” truyền thống – Ngon, lịch sự, lãng mạn như kiểu uống ở nhà hàng bia Đức nổi tiếng, xứ Babaria - “JODEE” của một đại gia nhập toàn bộ dây chuyền cũng như công nghệ từ Đức về thành phố một vài năm gần đây (Tôi tự hào ngầm trong bụng, của ông anh tao chứ của ai)TranKienQuoc nói...

Đảo ơi, nói thế Công "xìn" lại puồn vì bia của Jodee sản xuất theo công nghệ Tiệp, của xứ Plzen lổi tiếng thế giới!
Nhưng nói thế cái nhà anh Phú Hòa (đang sống ở Khắc) lại cười: Các cậu lại dạy đĩ vén váy!!!
08:15:00 GMT+7 Chủ Nhật, ngày 13 tháng 1 năm 2008
cho nên phải linh hoạt, nhanh nhẹn và phải có chút máu thám tử thậm chí cả tháo vát nữa. Tôi nghĩ bụng: “Mẹ nó chứ! Đi uống bia chứ có phải đi thi hoa hậu đâu mà lắm tiêu chuẩn thế”. Ông thì “Đầu chầy đít thớt” chẳng đoàn, chẳng đảng, chẳng thanh niên, phụ nữ gì thì nó dễ, chứ chúng tôi ấy à, chẳng may vớ phải thằng nào chơi đểu, có máu trả thù vặt, mẹ tiên sư! nó mà nhìn thấy tụi tôi thập thò buổi tối mạn Gò Vấp hay Thủ Đức không khéo nó vu toáng lên là bọn tôi vi phạm vào mười chín điều “Cấm kị” thì có phải là bỏ mẹ không. Có mà lấy cám mà cho vợ, cho con ăn. Cám vẫn còn đỡ vì vẫn còn được ăn, mà lại là cám của mình, chứ đi ăn xin, ăn mày nhờ vả người khác trong khi ngần này tuổi đầu thì nhục lắm, thà chết quách đi cho nó xong, con cái nó còn có tí tiền tử tuất. Hơn nữa tiện đây tôi cũng chả dấu ông làm gì, như ông cũng biết, cửa hoan lộ của tôi đang“ Sáng”, tôi nói nhỏ chỉ mình ông, cấm nói cho ai biết đấy nhé. Con mẹ thầy bói chùa Bà đầu năm ngoái nó bói tôi một quẻ mà tôi nghiệm đúng y phoóc. Ông còn nhớ bữa tôi chiêu đãi anh em một chầu Cầy tơ Thị Nghè cái đận mà tôi nhận quyết định làm tổ phó đội sản xuất sau gần ba mươi năm cật lực “ phấn đấu, phục vụ” trong ngành hàng không, ông còn nhớ không? Cho nên tôi ngại những chuyện lôi thôi ảnh hưởng đến “sự nghiệp” của mình lắm. Vậy nên tôi khuyên ông, nếu tụi tôi có thỉnh thoảng có đi “Văn nghệ” tý chút mà không rủ ông đi theo thì ông cũng thông cảm, đừng buồn, chứ cứ lằng nhằng, dắt díu nhau, chờ đợi, chậm chạp rùa bò như kiểu chạy xe máy của ông rồi có nước chết cả đám.”


Tôi vội vàng thắng chiếc xe cà khổ, thế mà cũng phải mất đến mấy mét chiếc xe mới chịu dừng lại. Nói các Bác đừng cười vì bộ Thắng xe, tôi “Mới” thay được ba, bốn năm nay. Đang ngơ ngác tìm cách dắt xe về phía người phụ nữ, trong khoảnh khắc dù không rõ ràng do mắt kém và trời lại nhập nhoạng tối nhưng tôi cũng kịp nhận thấy người phụ nữ mà tôi lầm tưởng là cô ta gọi mình đã cầm tay một gã đàn ông trông còn hom hem hơn tôi lôi tuột vào quán Café tối thui nằm ven đường, thì ra thằng cha đó chạy xe ngay phía sau tôi, nên mới ra nông nỗi “Trông Gà hoá Cuốc” như vậy, thật hú hồn.


Phố xá đã lên đèn, đường phố cuối năm thật nhộn nhịp, Sài Gòn vẫn hối hả như thói quen vốn có của nó, hướng về ngã tư Phú Nhuận tôi kéo mạnh tay ga chiếc xe cà khổ lại ngoan ngoãn lết đi.


Về đến nhà bực mình vì con chó Nhật cứ sủa toáng lên, chẳng hiểu hôm nay làm sao mà con chó lại tự dưng dở chứng, không phân biệt được ai lạ, ai quen, nó cứ gầm gừ hai mắt nhìn tôi soi mói như nhìn vật thể lạ từ hành tinh xa xăm nào đó lạc xuống. Chờ một lúc mới thấy thằng con ra mở cổng.


- Con chào Bố! Sao hôm nay Bố về muộn thế, mặt lại ỉu xìu như “mất sổ gạo” vậy?

Tôi giật mình, lạ thật! Chẳng hiểu sao câu nói cửa miệng ngày xưa, từ cái thời bao cấp mà mỗi lần kể chuyện vui của vợ chồng tôi về quá khứ để ám chỉ những“nỗi đau” khi ta có những mất mát “Qúa lớn”, chẳng hạn như mất tiền bạc, hoặc bị tay nào chơi xỏ nẫng mất người tình, hoặc lỡ bỏ mất cơ hội tiếp cận “Xếp” khi kì xét tăng lương sắp đến … Đã lằn sâu vào đầu óc con trẻ, lúc này đây, nó vận vào hoàn cảnh của tôi sao mà “Tuyệt” thế.

-Thằng này giỏi, sao biết Bố “Mất sổ gạo”? Tôi dè dặt hỏi.


Thằng con trai tôi vốn ranh ma, chuyện gì riêng tư của tôi nó cũng đoán ra. Cũng có lẽ bởi chúng tôi quá thân nhau, chúng tôi thường hay trao đổi về những chuyện trên trời dưới, biển mà hàng ngày đầy rẫy trên Internet và sách báo. Vợ tôi thường cảnh báo: “Anh đừng chiều con quá mà nó sinh tật”. Các bác tư vấn hộ em xem, máu em thì thích bóng đá mà ngặt nỗi những giải hay, những trận so giầy kinh điển lại chỉ có trên kênh nước ngoài, mà tiếng Anh thì khoản này em mù tịt, mà phải nghe bình luận trực tiếp của bọn “Tây” nó mới sướng. Nên em phải nịnh, phải chiều thằng con em, nó mà không phiên dịch cho, mà chỉ ngồi xem toàn chân với cẳng, không lời bình thì có khác nào lâu lâu ăn sáng mì gói nóng bụng, chẳng may vớ được một ngày đẹp “Giời” vợ “nhẹ tính” đi, dúi cho mấy đồng bạc, dục lên mạn Bát Đàn ăn phở cho nó đổi món. Ăn phở mà các bác tính không dấm, không ớt, không hành tỏi, thì nó còn ra cái đếch gì nữa. Nó khổ thế đấy, các Bác bảo em có nên nghe theo lời khuyên của vợ hay không?


- Cứ nhìn mặt Bố là con biết liền.

Thằng con tôi nó trả lời và nhìn tôi với án mắt nghi ngại.


Dựng xe, bước vào nhà tôi liếc vội vào chiếc gương soi treo gần cửa. Đúng thật, trông mặt mình hôm nay nó thế nào ấy, vừa như thiếu tự tin, vừa như thảng thốt, như vừa mất một cái gì đó. Mà đúng thật, còn hơn là “mất sổ gạo” nữa ấy chứ, tôi nhẩm tính so với năm ngoái tiền thưởng tết năm nay chỉ bằng một phần ba, cộng với vưà rồi phòng tổ chức lao động tiền lương của cơ quan nó đòi bổ xung bằng cấp chuyên môn. Bằng tiếng Nga của tôi thì nó chỉ coi là đồ vứt sọt rác. Công việc chuyên môn, tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh, vi tính phần lớn anh em trong cơ quan phải tự học để đảm đương vị trí công tác, chẳng mấy ai chú ý phải kiếm cho mình mảnh bằng tin học hay anh văn. Thậm chí có thằng trong cơ quan nó còn bắt phải nộp cả bằng tốt nghiệp phổ thông hệ mười năm từ những năm 60 của thế kỷ trước. Thật chẳng khác nào chuyện có hai ông bà già về quê lỡ độ đường vào khách sạn nghỉ qua đêm, Giám đốc khách sạn dứt khoát bắt hai người phải có giấy hôn thú thì mới cho ngủ chung phòng, thế là hai ông bà già mất toi hơn hai trăm ngàn cho cái việc “Bỏ quên” giấy tờ tuỳ thân ấy.


Vì không có bằng vi tính và Anh văn mà tôi cũng như nhiều anh em khác trong cơ quan bị trừ điểm, số điểm bị trừ quy đổi thành tiền thành thử ra tiền tết năm nay đã ít lại càng ít thêm. Các bác thử nghĩ hộ tôi xem, như thế chẳng phải là mất hay sao? Còn hơn là“ mất sổ gạo” nữa ấy chứ.


Cơ thể tôi bỗng thấy rã rời, không biết rồi sẽ phải giải thích sao đây với bà vợ “lớn tuổi” mà có những “thời điểm” bà ấy coi tiền bạc quan trọng hơn tôi, nhất là vào thời khắc này, cần tiền tiêu tết.


Vứt phong bì tiền vừa nhận được chiều nay ở cơ quan ra bàn, tôi với tay lấy chai “Cuốc lủi” mà thằng bạn Trỗi cũ mới gởi ngoài Hà Nội vào cho. Ực! Tôi ngửa cổ làm một hơi, hương vị của thứ rượu làm từ loại gạo nếp đặc biệt giúp tôi tỉnh táo và minh mẫn hẳn ra, nó cũng là thói quen của tôi mỗi khi có “Vấn đề” với vợ. Chẳng hạn, đôi khi theo bạn bè đi nhậu đêm về muộn, hoặc có lần tôi nổi máu liều, hứng chí theo con bồ già tếch đi Vũng Tàu chơi mấy hôm, nói dối vợ là đi công tác đột xuất … Đại loại là trong những trường hợp tương tự như vậy để lấy tinh thần chuẩn bị trả lời trước những câu hỏi như móc họng của vợ.


Để kéo dài thời gian và cũng là để nghĩ mưu, tôi liền cởi quần áo lao vút vào trong Toalet.


- Trời ơi! Sao tháng này được có từng này tiền thôi ư?


Ngồi trong Toalet mà mồ hôi tôi vã ra khi nghe tiếng trì triết của vợ từ ngoài vọng vào.


- So với tháng trước thì tháng này thiếu những 500.000 đồng, tiền của tôi ông đem đi đâu? Không đem về cho tôi thì đêm nay ông muốn đi đâu thì đi.tongiaquy nói...

Tôi tin rằng nếu tác giả tập trung vào viết văn thì cuối năm sẽ đưa cho vợ được nhiều tiền hơn là đi làm!
06:12:00 GMT+7 Chủ Nhật, ngày 13 tháng 1 năm 2008


Lòng tôi như lửa đốt, nói thật thì không dám vì sợ ngượng với vợ và còn mặt mũi nào mà nhìn thấy con, thằng con mà tôi suốt ngày lên lớp với nó rằng “Thời buổi này không có vi tính và ngoại ngữ thì coi như đồ vứt” Tôi bỗng chạnh lòng, không lẽ mình cũng là đồ bỏ. Không! Không thể như thế được. Nếu vào một ngày nào đó xúi quẩy rơi vào hoàn như tôi bạn sẽ trả lời sao đây, khi đó bạn mới thông cảm cho hoàn cảnh “ngặt nghèo” của tôi lúc này. Tôi đành ngồi im chịu trận, và nghĩ cách trả lời. Cũng may là tôi đang ngồi trong Toalet, cuối cùng câu nói mà tôi hay đùa thằng con “Thông minh đột suất, ngu bất thình lình” đã loé sáng trong phút giây tưởng như bế tắc ấy.


- Tháng này vì thời tiết nước ngoài lạnh do hiệu ứng Enina nên máy bay đến nước ta ít đi vì vậy vé bán được ít, doanh thu giảm, cộng với có tin đồn là BinLaDen vừa mới xuất hiện tại Việt Nam nên khách Tây hãi, không dám tới nước ta nữa nên tiền lương sụt giảm là vì thế.


Tôi tự tin trả lời vợ trong tiếng nước xối ào ào trong Toalet mà cố gìm tiếng cười đang khùng khục trong cổ họng chỉ chực toé ra mặc dù tôi buồn thực sự.


Ăn cơm xong, ngồi uống trà lòng nâng nâng vì vừa dàn xếp xong một việc mà tưởng chừng như không có lối thoát, tiền ít đã đành, trong nhà lại lục đục cãi cọ nhau khi mà cái tết đang sầm sập tới sau lưng, tôi không hình dung nổi gia đình sẽ ra sao khi năm mới đang tới dần.


- Ông có cái thiệp đám cưới của ông bạn cũ, con nó để trên cây đàn Piano ấy, gớm cưới với chả xin, ngoài năm mươi tuổi mới lấy vợ, ngữ ấy không hâm nặng tôi cứ đi đầu xuống đất.


Vợ tôi đang rửa chén, bát dưới bếp nói nói vọng lên, trong giọng nói của vợ tôi vẫn thấy thoang thoảng đâu đó mối hoài nghi về những điều tôi giải thích lúc trước.


Thằng con trai nhanh nhảu cầm tấm thiệp bằng hai tay.

- Thiệp đám cưới của Bố đây ạ.


Lòng tôi như nhẹ đi trước cử chỉ đáng yêu của con. Cầm tấm thiệp Hồng trên tay tôi không tin vào chính mắt mình nữa. Hay là mình hoa mắt! Tôi lẩm bẩm. Gọi thằng con bật thêm ngọn đèn và với tay lấy cái khăn lau lại cặp kính. Tôi đọc đi đọc lại đến mấy lần. Rõ ràng chú rể tên là Bình, Vũ Hoà Bình hẳn hoi không thể nhầm được.


Thế là Bình cưới vợ, ngoài năm mươi mới lấy vợ như thế kể ra là quá muộn đối với một thằng đàn ông còn “Trinh tiết”, nhưng đối với Bình thì không phải như thế, điều mà bạn bè mong mỏi là Bình phải lấy vợ vì cô vợ trước Bình đã chia tay được hơn hai chục năm rồi. Cô con gái cũng đang học năm cuối đại học, cháu ở với mẹ. Còn một mình Bình cứ vò võ “nước lọ cơm niêu”Hà Chí Quang nói...

Cơm niêu Nước lọ

Nhân tác giả nhắc tới cụm từ "cơm niêu , nước lọ", tôi xin "mô tả" về nghĩa đen của cụm từ này, hoàn toàn không liên quan tới bài viết.
Theo Lý Khắc Cung (tôi không biết ông là ... ai), ở Hà nội có vài quán cơm không bảng hiệu, khách vào chẳng cần nói năng chi, chỉ việc xìa ra 7 hào (hồi năm 1939-1940, thời Mặt trận bình dân Pháp đã "toi") thế là có 1 suất "cơm niêu nước lọ" đặt trên cái mẹt. Khách cầm cái mẹt tự tìm chỗ ngồi, có thể là cái ghế xệp, nơi bậc cửa, cái đòn tay hoặc cái chổi rơm, tùy nghi.

Trong niêu có cơm (gạo tám thơm và tám xoan, tỉ lệ 5/5); và: 1 miếng thịt bò; 1 miếng thịt gà có cả da; 1 miếng thịt lợn rán có đủ bì, mỡ, nạc; 1 miếng gan xào; 1 dúm trứng cáy hặc tép; 2 cánh nấm; 1 cánh mộc nhĩ. Tất cả được rưới lên chút nước chấm có hồ tiêu.

Phần "nước lọ" đặt trên mẹt là 4 chai: 1 chai nước xuýt, 1 chai nước mắm cà cuống, 1 chai rượu ngang, 1 chai nước trà chừng 2,3 ngụm. Chắc hẳn mỗi loại nước sẽ có 1 loại chai tương ứng (tôi không rõ chúng là chai cút, chai hươu?).
Ăn xong, phủi quần đánh phạch, đi thẳng.

Hồi đó món này là mốt, sau chất lượng kém dần, dần dà biến tướng thành dạng "cơm trưa văn phòng", chuyển phục vụ cho những người mà bếp nấu ăn của họ thường là nguội lạnh.

Về "tỉ giá": hồi năm đó, 1 dĩa cơm chiên thật cẩm (ăn no) ở quán Mỹ Kinh, Đông Hưng Viên ở tận Hàng buồm chỉ 3 hào.

Muốn biết thêm về chi tiết, xin trao đổi trực tiếp với ô.LKCung.
14:25:00 GMT+7 Thứ Hai, ngày 14 tháng 1 năm 2008
, nghĩ cám cảnh bạn bè ai cũng khuyên Bình lấy vợ.


Tôi ngồi bần thần và như một cuốn phim cũ được chiếu lại, tất cả những kỷ niệm của thằng bạn cũ, về những năm tháng tuổi thơ lại dồn dập trở về trong ký ức. Phú Hòa nói...

Duy Đảo viết hay lắm vì nó thật và rất tình người. Cuộc sống là như vậy, không phải ai cũng có một số phận êm ả, thuận buồm xuôi gió trong mọi lĩnh vực nhưng điều quan trọng nhất là niềm tin. Mong rằng người bạn Trỗi của chúng ta sẽ có được những năm tháng thanh thản của tuổi hưu.
02:32:00 GMT+7 Chủ Nhật, ngày 13 tháng 1 năm 2008
vinhnq nói...

Tác giả đã khẳng định thêm, đây là phát hiện mới của BẠN TRỖI sau bài "Ngày đầu tôi nghỉ hưu". Đọc xong bài này chắc bác KQ sướng "âm ỉ".
05:57:00 GMT+7 Chủ Nhật, ngày 13 tháng 1 năm 2008


Gửi bởi  DuyDao lúc 10:39 CH

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ bảy, 12 tháng một, 2008)